Silent Sacrifice

Last week I was honored to be invited to participate in a live television event at Nhà hát Hồ Gươm (the new Hanoi Opera House) on the occasion of Vietnamese Physicians Day. I was the only foreigner to be included in the “Silent Sacrifice” awards, based on the article written about me here.  


Therapist Thuỷ, Translator Huy, and Virginia at Nhà hát Hồ Gươm

Here is the video clip which focused upon my work in Vietnam:


If you wish to view the entire program, which included many interesting video clips, speeches by the President of Vietnam and the Minister of Health,  as well as a lot of singing and dancing, just go to this page, choose this date:  T2 - 26 / 02 / 2024 and at time 20:10 you can select this program:

 Truyền hình trực tiếp

Lễ trao giải cuộc thi viết "Sự hi sinh thầm lặng"

 

IMAGES FROM LIFE TODAY


A special report aired on VTV1 National News on  27 December 2023:



English language transcript:

MALE ANNOUCER:  Ladies and gentlemen, there are people in their 30s, 40s—even people whose hair has turned gray—who have to learn simple things from the beginning such as standing, walking, grabbing, holding.  They are patients that are being treated at the rehab unit of the Traditional Medicine Hospital of Da Nang.

FEMALE ANNOUCER:  These rehabilitation specialists do not brag but they work steadily in those therapy rooms all day long, helping their patients to recover.  That is our story today:

IMAGES FROM LIFE TODAY

PATIENT ON BICYCLE:  At the beginning, when I first came here, I had to be pushed in a wheelchair. 

FEMALE PATIENT:  I had a stroke and I couldn’t stand and walk. 

MALE PATIENT:   I was admitted to the hospital with half of my body paralyzed. 

FEMALE PATIENT:  I was so upset.  I thought I would never stand and walk again.

PATIENT ON BICYCLE:  I came here, and then the staff encouraged me and advised me to cheer up and do therapy. 

FEMALE PATIENT:  My therapist helped me make every single step at first and guided my arms.

MALE PATIENT:   They gave me hope.

THERPAIST THUY:  Patients have to make their best effort to recover.  They have to do therapy so that later they will be able to integrate back into society well.  In the gym we have lots of mirrors.  Mirrors help the patients see themselves so that they can do their exercises more easily and more effectively.

FEMALE PATIENT:  I come here to do my therapy every day.  It has been almost 10 months since I first came here.

MALE PATIENT:  I have made lots of progress already.

FEMALE PATIENT:  I have recovered and I feel healthy now.

MALE PATIENT:  I’m so very happy!

FEMALE PATIENT:  I feel as if I have been reborn.

PATIENT ON BICYCLE:  I work hard at my therapy so that I will be strong enough to go home to my children.

VIRGINIA LOCKETT, PT:  My biggest wish for the patients and for their families is for them to be as comfortable and as functional as possible and to have meaningful lives.


Dân Việt Emagazine Interview

 

Bà đón chúng tôi ở nhà riêng nằm trong một con ngõ nhỏ trên đường Chế Lan Viên, TP.Đà Nẵng và thật may mắn, hoa hồng trắng cũng chính là loài hoa mà bà Mary Lockett yêu thích. Bà chuẩn bị một món bánh ngọt do chính tay bà làm để mời chúng tôi thưởng thức. Trong một buổi chiều dịu nhẹ, có hoa hồng và bánh ngọt, bà Virginia Mary Lockett chậm rãi kể về quãng thời gian dài bà đến sống ở Việt Nam như một thước phim chậm mà chính bà cũng ít có thời gian để nhìn lại…

Trong câu chuyện, thi thoảng bà dừng lại, thi thoảng bà đưa tay lên chạm vào khóe mắt… Tôi ngồi đó lắng nghe, trong đầu cứ hiện lên hình ảnh của Mẹ Teresa - nữ tu người Ấn Độ - người được mệnh danh là "Vị thánh của những người khốn khổ". Tôi đem suy nghĩ này nói với bà, bà Mary Lockett vội xua tay và nói: "Tôi chỉ là tôi thôi"…

Nhắc đến Mẹ Teresa, tôi chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của bà: "Việc tốt là những mắt xích tạo nên sợi xích tình yêu". Tôi tò mò muốn biết, tình yêu của bà đối với Việt Nam đã được tạo nên từ những 'mắt xích' như thế nào? Lần đầu tiên bà đến Việt Nam là khi nào và mối duyên nào khiến bà muốn gắn bó và chọn quay lại?

- Nhân duyên giữa tôi và Việt Nam từ năm 1995. Lúc đó, tôi và chồng sang Việt Nam nhận hai đứa con nuôi ở Nha Trang. Trong quá trình nhận con nuôi, chúng tôi đang làm thủ tục thì có một anh bạn đến nhờ tôi giúp cho bố của anh ấy. Bố của anh này bị xe tải tông gãy xương đùi, sau đó lại bị tai biến không thể đi lại. Thời điểm đó ở Việt Nam, hệ thống y tế chưa phát triển về phục hồi chức năng.

Anh ấy nhờ tôi giúp đỡ nhưng tôi cũng không chắc mình có thể làm gì để giúp được. Không rõ anh ta có nói lại với cha mình hay không nhưng tôi thấy ông ấy bật khóc rất to, người con trai cũng khóc theo. Hình ảnh đó cứ in đậm trong tâm trí tôi suốt 10 năm sau.

Tới năm 2005, tức là sau khi đã nhận con nuôi và quay trở về Mỹ, tôi tìm kiếm thông tin để đi làm thiện nguyện về phục hồi chức năng và vật lý trị liệu. Thời điểm đó ở Haiti vừa có động đất, tôi muốn sang đó, tuy nhiên sau khi liên hệ một số tổ chức thì họ bảo thứ họ cần là chăm sóc y tế ban đầu. Họ giới thiệu cho tôi một số tổ chức khác, trong đó Tổ chức Tình nguyện y tế hải ngoại (HVO) có chương trình kêu gọi tình nguyện viên về vật lý trị liệu đến làm việc tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình Đà Nẵng, bây giờ là Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Đà Nẵng, tôi đã đăng ký đi tình nguyện 3 tuần.

Sau 3 tuần ở Việt Nam, tôi thấy sau khi chuyên gia rời đi thì những kinh nghiệm họ để lại không được ứng dụng nhiều. Vì vậy, tôi nảy ra ý tưởng ở lại Việt Nam lâu dài.

Tôi về lại Mỹ và liên hệ với Đại sứ Việt Nam tại Washington D.C, trình bày rằng tôi có mong muốn giúp đỡ phía Việt Nam trong lĩnh vực vật lý trị liệu, phục hồi chức năng với kinh nghiệm chuyên môn như vậy. Đại sứ phúc đáp rằng, cảm ơn tình cảm chân thành tôi đã dành cho Việt Nam, nhưng nếu làm việc với tư cách cá nhân thì không đúng pháp lý, tôi nên tìm kiếm một tổ chức nào đó để làm tình nguyện viên cho tổ chức đó thì sẽ hợp pháp về mặt giấy tờ.

Tôi tìm kiếm không thấy tổ chức nào cùng chung mục tiêu giống như ý tưởng của mình nên tôi đã nghĩ ra cách xin giấy phép lập một tổ chức cho riêng mình để sau này có tư cách pháp nhân ở lại Việt Nam dài lâu. Tôi cùng chồng đã rất nhanh chóng thành lập một tổ chức có tư cách pháp nhân tên là Steady Footsteps.

Khi đã xong về mặt thủ tục nhưng về vấn đề đi lại, không thể đi đi về về được vì chúng tôi không có nhiều tiền. Cuối cùng, tôi nghĩ chỉ có một cách duy nhất là phải bán nhà mới có tiền để sống và trang trải.

Bán nhà quả là một quyết định liều lĩnh. Để có một quyết định như vậy hẳn không dễ dàng gì? Bà đã gặp những trở ngại gì?

- Vì vợ chồng tôi xác định ý nguyện như vậy thì chỉ một sự lựa chọn duy nhất, không có lựa chọn thứ hai. Nếu như bạn có nhiều sự lựa chọn thì sẽ phức tạp hơn nhưng nếu chỉ có một lựa chọn thì lại đơn giản.

Lúc đó vợ chồng tôi sống thoải mái nhưng không dư dả, để thực hiện nguyện vọng thì chỉ có thể bán nhà mới có thể trang trải cuộc sống.

Lúc bán nhà thì chồng tôi ủng hộ 100%, 2 người con lớn của tôi không có ý kiến gì còn người con trai út thì không vui chút nào.


Thời điểm đó, cuộc sống ở Mỹ của bà thế nào?

- Lúc đó, tôi là chuyên viên vật lý trị liệu, cuộc sống ở Mỹ của tôi tương đối thoải mái, có 3 đứa con trong đó có một đứa con ruột và 2 đứa con nuôi người Việt. Năm 2006 thì 1 con ruột và 1 con nuôi đã dọn ra ở riêng. Chỉ có một mình con trai út sống chung với chúng tôi. Mức lương của tôi lúc đó cũng khá, đủ để tôi chăm lo cho gia đình. Tôi không có nhu cầu làm giàu.

Làm thiện nguyện thì không có thu nhập, tuy vậy mức sống ở Việt Nam so với Mỹ thì rẻ hơn. Hơn nữa, khi làm việc ở Việt Nam, do không bị vướng bận chuyện hồ sơ, bệnh án, giấy tờ nên tôi được tập trung vào đúng chuyên môn của mình.

Tại sao khi nhận con nuôi bà lại nghĩ đến Việt Nam?

- Từ lúc còn là thanh niên tôi đã có ý tưởng sau này có thể nhận con nuôi và tìm hiểu một số thủ tục, chính sách đối với việc nhận con nuôi như là độ tuổi, điều kiện có con cái hay chưa…

Sau khi kết hôn, tôi và chồng thống nhất với nhau là sẽ nhận hai người con nuôi. Tôi nghĩ việc nhận con nuôi người Việt sẽ góp phần nhỏ hàn gắn mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ và mang lại lợi ích cho người Việt. Tôi rất vui khi làm điều này.

Thông thường bố mẹ nhận con ở độ tuổi rất nhỏ, nhưng trường hợp của tôi thì khác, lúc tôi nhận con nuôi thì con ruột của tôi đã 13 tuổi và 2 con nuôi, con gái 10 tuổi và con trai 3 tuổi.

Giống như chuyện tôi sang Việt Nam hỗ trợ chuyên môn về vật lý trị liệu, việc hai chị em mà chúng tôi nhận làm con nuôi cũng là một cái duyên. Mới đầu chúng tôi định nhận hai người con trai nhưng sau đó tình huống đưa đến là một cặp chị em thì đó là điều may mắn và chúng tôi đón nhận.

Vì sao bà chọn Đà Nẵng, mà không phải là Hà Nội, TP.HCM hay một địa phương nào khác?

- Có nhiều yếu tố, thứ nhất đó là chuyến đi đầu tiên để giúp đỡ về chuyên môn ở Đà Nẵng. Thứ hai, ở Mỹ các tổ chức thường hay tập trung về Hà Nội, TP.HCM, còn Đà Nẵng tuy nhỏ thôi nhưng cũng là một điểm cần hỗ trợ và là trung tâm của khu vực miền Trung. Tôi thấy môi trường sống ở Đà Nẵng khá thoải mái, thời tiết dễ chịu nên tôi đã ở lại thành phố này.

Như vậy là bà đã đến đây, làm công việc thiện nguyện này được 17 năm - đó là một chặng đường dài, chắc hẳn bà đã có rất nhiều kỷ niệm, nhiều sự gắn bó với nơi đây?

- Như bạn đã biết, trước năm 2007, tình trạng chấn thương sọ não ở Việt Nam rất nhiều.

Ngày 15/12/2007 Việt Nam áp dụng luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, từ đó tình trạng chấn thương sọ não ở Việt Nam ít hơn hẳn so với trước.

Trước đó 6 tháng tôi đã bỏ tiền túi ra mua 3.401 chiếc mũ bảo hiểm để tặng cho toàn bộ nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện trên địa bàn TP.Đà Nẵng, từ trạm y tế đến bệnh viện quận, bệnh viện tuyến đầu.

Có lần tôi và chồng đi ăn trưa thấy tai nạn xảy ra trước mặt, bệnh nhân nằm đó bị chấn thương sọ não, những chuyện đó quá khủng khiếp và diễn ra hàng ngày.

Ban đầu chính bản thân tôi cũng nghĩ luật đội mũ bảo hiểm chưa chắc đã áp dụng vì chắc gì mọi người đã tuân thủ nhưng sau này mới thấy sự hiệu quả. Ngày 15/12/2007 tôi rất vui, cực kỳ vui!.

Lúc đó tôi làm về chấn thương sọ não, tôi nghĩ nếu có cách gì bảo vệ cái đầu thì họ sẽ không bị chấn thương, số lượng bệnh nhân ít đi thì quá tốt cho xã hội.

Khoảng năm 2013, sau khi tôi về làm tình nguyện viên tại Bệnh viện y học cổ truyền Đà Nẵng được vài năm, bác sĩ Nguyễn Văn Ánh - Giám đốc mới của Bệnh viện thời điểm đó có trao đổi với tôi rằng, bệnh viện muốn phát triển mảng phục hồi chức năng. Tôi đã giúp bệnh viên đào tạo một đội ngũ kĩ thuật viên có chuyên môn tốt, nâng cao uy tín cho bệnh viện.

Tâm lý thông thường của người bệnh khi đau đớn, người ta thường có những tâm trạng yếu đuối, ủ rũ mất tinh thần, nếu không thì lại trở nên đối nghịch không hợp tác. Cộng thêm với việc bất đồng ngôn ngữ, làm thế nào để bà cảm nhận/chia sẻ được với nỗi đau của họ?

- Tôi nghĩ đó là chịu khó gặp, tiếp xúc với bệnh nhân tai biến, hãy dùng chính tình yêu thương của bạn để cảm nhận họ, sau đó mới sử dụng biện pháp tâm lý kết hợp với biện pháp điều trị.

Một bệnh nhân tốt là bệnh nhân hợp tác và nghe lời nhân viên y tế. Bác sĩ, điều dưỡng mong muốn bệnh nhân hợp tác với mình thì phải chủ động. Tôi làm chuyên môn, anh có vấn đề thì tôi điều trị cho anh, anh phải lắng nghe tôi.

Riêng về vật lý trị liệu lại khác, não có những cấu trúc não rất phức tạp, riêng bệnh nhân điều trị tổn thương não thì không hề đơn giản và đặc biệt là không bệnh nhân nào giống với bệnh nhân nào cả. Tôi cần đánh giá bệnh nhân để xem vấn đề nằm ở đâu để hiểu bệnh nhân, hiểu những vấn đề bệnh nhân đang phải đối mặt. Tôi đã điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân, điều đó cũng có nghĩa là tôi đã trải qua vô vàn tình huống khác nhau.

Khi hiểu bệnh nhân có những yếu tố như: Bệnh nhân bị liệt một bên; bệnh nhân bị rối loạn cảm giác; bệnh nhân thất ngôn không thể diễn đạt và không hiểu những gì người khác nói với mình, người nhà cũng không hiểu… tôi tìm hiểu hết các vấn đề của bệnh nhân sau đó sẽ giải thích cho bệnh nhân cùng người nhà của họ, bây giờ tình trạng của họ như thế nào, có bao nhiêu vấn đề.

Trong lúc làm tôi cũng hay hài hước với bệnh nhân, khiến họ vui vẻ, tâm trạng tốt. Chắc chắn không phải với bệnh nhân nào cũng có thể phục hồi 100%, nhưng khi đến với tôi thì thời gian sau họ sẽ có thay đổi, khi họ thấy sự thay đổi thì chắc chắn họ sẽ không bỏ cuộc, họ tin vì trước đó họ không làm được, bây giờ họ làm được.

Xin được mượn lời thơ trong bài thơ của lương y Phan Công Tuấn viết tặng bà "Người đàn bà ngồi may". Thú thực, khi đọc bài thơ này, tôi lại thấy bà không phải là người phụ nữ đến từ miền Đông nước Mỹ- vùng đất mẹ của 8 đời tổng thống Mỹ, mà bà chính là hình ảnh của một người mẹ Việt Nam tảo tần, giàu tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Bà có thể chia sẻ cho chúng tôi về công việc thầm lặng hàng đêm này không?

- Việc may đai cho bệnh nhân là để cho bệnh nhân được an toàn, chống té ngã. Khi mới làm, vì thiếu vải nên số đai tôi tặng cho bệnh nhân không đủ. Thời gian gần đây thì có nhiều vải hơn vì tôi đi kiếm vải rẻ chút xíu để về may thêm. Tôi cũng có một số kỹ năng may vá, áo quần đơn giản tôi có thể tự may được.

Một ngày có 24 tiếng đồng hồ, tôi làm việc ở viện buổi sáng, buổi chiều ở nhà may vá, vừa may vừa nghe nhạc cũng là niềm vui và có thể giúp cho các bệnh nhân. Khi tuổi của tôi ngày càng cao, việc may vá cũng gặp một số trở ngại, nhưng tôi vẫn sẽ cố gắng mỗi ngày, từng chút từng chút một…

Khi chúng tôi đến đây, đã được nghe nói về một bức tượng đồng do chính đội ngũ y, bác sĩ trong bệnh viện chung tay tạo nên để tôn vinh tấm lòng cam cả và sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho bệnh nhân và bệnh viện trong nhiều năm qua. Cảm xúc của bà khi nhận món quà tinh thần này như thế nào?

- Trước đó tôi không biết gì cho đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm 2021, bệnh viện mời tôi lên tham dự như mọi năm. Khi bác sĩ Ánh mời nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng lên cùng ông gỡ tấm màn phủ trên bức tượng, mất mấy giây tôi mới nhận ra đó là mình. Tôi không tin mình được tạc tượng! Tôi không nghĩ có ai đó sẽ đi tạc tượng mình, đây là lần đầu tiên trong đời tôi. Tôi vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì món quà quá bất ngờ. Tôi cảm kích tấm lòng của mọi người đã yêu thương tôi.

Lúc công bố có một đoàn cán bộ của Nhật Bản sang thăm bệnh viện, họ đứng chụp hình với bức tượng. Tôi nói với ông người Nhật "các ông làm sao giúp giùm, họ ghi nhận tấm lòng của các ông đấy, đây là bằng chứng". Họ cũng ngạc nhiên và nói sẽ giúp đỡ Việt Nam.

Những bác sĩ phục hồi có nói chuyện vui với tôi là nếu bác sĩ họ muốn làm giàu thì chẳng có ai đi làm phục hồi cả vì sự họ không có tiền.

17 năm với công việc thiện nguyện tại đây, chứng kiến nhiều câu chuyện, nhiều cuộc đời và cả những nỗi đau muôn hình vạn trạng, bà thấy sự thay đổi như thế nào trong lĩnh vực y học ở Việt Nam?

- Công việc chuyên môn của tôi là phục hồi chức năng, để đến được được phục hồi chức năng bệnh nhân phải cấp cứu ban đầu và sống sót đã. Ngày xưa mà gãy xương đùi thì chuyện mổ xẻ vô cùng khó khăn, bây giờ mà gãy, vào viện là mổ liền. Lúc đó Nha Trang là một thành phố không phải nhỏ nhưng cũng không có điều kiện để mổ, còn bây giờ hoàn toàn khác. Trước đây bị đứt dây chằng làm gì có chuyện mổ tái tạo, thay khớp gối, thay khớp háng, bây giờ có thể thực hiện được rồi. Đó là sự thay đổi lớn ở Việt Nam.

Lúc ở bên Mỹ bệnh nhân của tôi liên quan đến chấn thương gãy xương, mổ thay khớp gối, thay khớp háng rất nhiều nhưng lúc đó ở Việt Nam chưa có điều kiện. Nếu bệnh nhân bị chấn thương sọ não thì trước tiên là phải cứu chữa ban đầu cho bệnh nhân sống sót thì mới đến phục hồi. Nếu như y tế ban đầu không đủ thì bệnh nhân sẽ không thể phục hồi được. Bây giờ thực sự cấp cứu ban đầu hơn hẳn so với hồi đó.

Nếu, tôi chỉ giả sử thôi, một ngày nào đó, những người thân của bà ở Mỹ chất vấn rằng, vì sao bà lựa chọn rời xa họ, để đến một nơi xa xôi như Việt Nam và ở lại gần như phần lớn đời người, bà sẽ trả lời thế nào? Đó có phải là triết lý cuộc đời cho đi trong sự thầm lặng của bà không?

- Từ năm 19 tuổi tôi đã có mong muốn làm việc thiện nguyện. Sự hy sinh thầm lặng, tôi chỉ muốn giữ cho riêng mình, bởi quan điểm của tôi là tôi biết đủ, chưa bao giờ tôi nghĩ mình cần làm gì để trở nên thật giàu có. Tôi nghĩ những gì mình có hiện giờ là đủ, tôi nên làm một người hữu ích cho cộng đồng, đó là điều làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc.

Còn một điều hơi cá nhân chút, khi con cái chúng tôi đã trưởng thành, giữa vợ chồng tôi và con cái không được gần gũi lắm. Chính vì tôi không có sự ràng buộc nhiều nên mới có thể làm thiện nguyện được. Bố mẹ của hai bên đã mất hết, anh em có một người duy nhất mà mối quan hệ anh em bên đó không giống như ở Việt Nam. Số thành viên trong gia đình không nhiều và không có nhiều sự kết nối. Họ sống độc lập và đó là văn hoá ở Mỹ.

Điều ước vào ngày sinh nhật gần đây nhất của bà là gì, thưa bà?

- Tôi chỉ có điều ước lớn nhất là có đủ sức khoẻ để tiếp tục công việc, điều ước thứ nhì là làm sao được tiếp tục làm công việc mà mình đang làm, thứ ba là tôi ước được sống ở Việt Nam lâu dài cho đến cuối đời. Bởi vì hiện tôi đang có một số trở ngại về việc làm visa, tạm trú khó vô cùng. Nếu sau này tôi không đủ sức khoẻ làm việc nữa thì làm sao để sống ở Việt Nam một cách hợp pháp.

Cơ chế hiện giờ chưa có, nếu không làm thiện nguyện nữa thì không thể dựa vào công việc để xin visa và tạm trú được. Nếu là khách du lịch thì hiện là 3 tháng còn trước đây chỉ có 1 tháng thôi, đó là một trong những điều ước của tôi.

Rất nhiều người nước ngoài tìm cách nhập cư vào Mỹ, nhưng từ ngày sang đây tôi chưa lấy một đồng nào của Việt Nam ra nước ngoài, chỉ có chuyện tiêu tiền đô ở đây. Tôi không có tiền lương trong 17 năm. Việc xin quốc tịch ở Việt Nam thì xa vời nhưng đến cả xin thường trú hiện tại cũng rất khó khăn trong khi công việc tôi làm rất rõ ràng.

Tôi lo đến tuổi không đủ sức khoẻ làm việc nữa, nhà bên kia đã bán, đốt cầu qua sông rồi thì quay về bên kia cũng đâu còn nhà để ở. Tôi thực sự muốn ở lại Việt Nam, Đà Nẵng thực sự là nhà của tôi chứ không phải là quê hương thứ hai nữa.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!



The Sewing Lady


N G Ư Ờ I  Đ À N  B À  N G Ồ I  M A Y
Kính tặng  Bà Virginia Mary Lockett
Chuyên gia Phục hồi chức năng tại Bệnh viện YHCT Đà Nẵng

Người đàn bà ngồi may
Không phải áo cho chồng
Không phải váy cho con

Người đàn bà ngồi may
Giữa mùa đông  giá rét
Chân đạp trên bàn đạp chiếc máy may cũ kỹ
Tiếng xình xịch như vọng từ quá khứ
Những đường may nhẫn nại
Đan vào từng thớ vải đêm nay

Người đàn bà ngồi may
Để ngày mai
Mang lên bệnh viện
Món quà tặng cho bao người cần đến
Ở đơn vị Phục hồi chức năng
Những bước chân khập khiễng thăng bằng
Những cánh tay ngập ngừng  đánh võng
Tìm điểm nối tương lai

Người đàn bà ngồi may
Những chiếc đai
Giúp kỹ thuật viên đôi tay bớt mỏi
Giúp bệnh nhân phòng chống té ngã
Những bước chân vững vàng
Bện chặt tựa hôm nay

Người đàn bà ngồi may
Đến từ bang Virginia miền Đông nước Mỹ
Vùng đất mẹ của 8 đời tổng thống
Lại chọn Đà Nẵng làm quê hương

Người đàn bà ngồi may
Đã 16 năm trường 
Tình nguyện tập phục hồi chức năng 
Cho hàng ngàn bệnh nhân chấn thuơng bại liệt

Người đàn bà ngồi may
Cho bao người lành lặn

Người đàn bà ngồi may
Như Bồ tát thị hiện

Giữa cõi đời thánh thiện 
An lành mùa Giáng sinh !

3.01.2023
TUẤN PHAN

 

Certificate of Merit from the People’s Committee of Da Nang

Last night, for the fifth time, I was honored to receive a  Certificate of Merit from the Peoples' Committee of Da Nang.  It has been an honor and a privilege to have worked for the past 16 years to improve the quality of rehabilitation provided at the public hospitals of Da Nang for patients with neurological problems.


A Lovely Letter (in English and in Vietnamese)



 Kính gửi bà Virginia Mary Lockett!

Bà Virginia kính mến!
Khi tôi viết những dòng này gửi bà thì tôi đã ở bv YHCT này được 52 ngày, kể từ ngày khởi bịnh thì là 69 ngày. Thời gian còn quá ít để hiểu sâu sắc hơn về bà.
Tôi biết bà không phải qua thông tin từ Việt Nam, đất nước của tôi mà qua con trai của v/c một người bạn thân thời đại học đang ở cách xa nửa vòng trái đất, cháu là một bác sĩ về chấn thương chỉnh hình, hiện đang sống ở Manchester,Anh quốc. Qua đó tôi biết về những đóng góp hết sức to lớn của bà cho khoa phục hồi chức năng còn mới mẻ ở bv này. Tôi đến với bv YHCT từ nguồn thông tin đó, và tôi cho đó là nhân duyên tôi được gặp bà và các cọng sự tại khoa phục hồi chức năng này.
Buổi sáng đầu tiên tôi đã được bà kiểm tra rất kỹ lưỡng tình trạng vận động, trao đổi, bàn bạc với kỹ thuật viên về phương cách tập luyện đối với từng kiểu tổn thương não bộ khác nhau.
Tôi có thiện cảm ngay với bà bởi cách làm việc tận tuỵ, khoa học, linh hoạt và nét mặt hiền từ, ánh mắt thân thiện, nụ cười nhẹ nhõm của bà như trấn an các bịnh nhân đang có cuộc sống bình thường bỗng rơi vào cảnh ngộ bại liệt. Bà đến đúng giờ, ngồi vào vị trí có thể quan sát toàn phòng tập để theo dõi, kịp thời điều chỉnh những sai sót nếu có, bất kể ngày nắng ngày mưa.
Qua thời gian một tháng rưỡi luyện tập tôi thấy cơ thể mình có những chuyển biến tích cực, đủ để củng cố niềm tin trong tôi. Buổi sáng, tôi  thường được vợ đẩy xe xuống sớm để dạo quanh sân vườn bịnh viện nhằm hít thở khí trời trong lành, bà cũng đến sớm bằng xe máy và vẫy tay chào tôi, tôi thấy bất ngờ và vui vô cùng vì bà vẫn nhận ra tôi trong số bịnh nhân đông đúc ở phòng tập, phải gọi tên cái vẫy tay thân ái và tiếng chào thân thiện đó thì tôi gọi đó là một tấm lòng!
Tôi đã được bà dành nguyên 2 buổi tập để hướng dẫn cách tập bước ngang, cách đi cầu thang, bà đã xoá tan đi nỗi lo của  tôi về khớp xương bị đau, thì ra chỉ do thiếu vận động. 
Nhớ ngày nhập viện,từ việc nằm yên, đến nỗi các bạn tôi phải bế tôi từ xe hơi qua xe lăn, giờ tôi đã đi lại được mặc dù phải chống gậy mới thật yên tâm. 
Trong tôi, hôm nay tràn đầy niềm tin vào ngày xuất viện, ngày đó tôi sẽ tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình, tôi sẽ vẫy tay chào tạm  biệt bằng cả hai tay( ngay lúc này một tay của tôi vẫn còn rất yếu)để cám ơn toàn thể y bác sĩ và nếu được cho phép tôi xin dang rộng đôi tay để ôm tất cả mọi người đã rất tận tuỵ , hết lòng giúp đỡ, quan tâm chăm sóc tôi trong những ngày điều trị và nhất là đối với bà Virginia, người đã gieo trong lòng tôi niềm tin vào một ngày mai tươi sáng,để tôi có được sự “ Nổ lực để trở về” (như một slogan của khoa) với cuộc sống mến yêu. 
Những ngày còn đi làm việc, tôi đã từng quyết tâm xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp cho đơn vị và khi đến bịnh viện này tôi đã thấy nét văn hoá của đơn vị thể hiện qua giao tiếp, qua môi trường xanh, sạch, đẹp từ khóm cây, thảm cỏ, qua cung cách quản lí, qua sinh hoạt tập thể của cán bộ nhân viên.

 Bs Viirginia thân mến!tôi nghĩ rằng bà đã chọn đúng nơi mình gửi gắm những ý nguyện tuyệt vời của đời bà, được toàn tâm, toàn ý phục vụ bịnh nhân không điều kiện trong một môi trường rất lành mạnh, đầy tình cảm như BV y học cổ truyền ĐN.
Cho tôi xin cúi đầu cảm phục.
Những điều tâm sự cùng bà chắc chưa nói hết. Tôi hy vọng được bà cho phép được giữ liên lạc cùng bà để học tập đức hạnh từ bà. Cầu chúc bà có sức khoẻ để tiếp sức cho khoa phục hồi chức năng nói riêng và cho ngành y học  còn nhiều kiếm khuyết của đất nước chúng tôi. Xin gửi đến bà lời kính chào trân trọng!

Đà Nẵng 20.10.2022
Bịnh nhân  
Hồ Văn Chỉnh


Ps: kính nhờ anh Huy dịch giúp bức thư để chuyển lòng biết ơn của tôi đến bà- Xin đa tạ !

Dear Virginia,

I am writing to you on the 52nd day of my inpatient with the Traditional medicine hospital, 69 days from the day got the stroke.

I didn't hear about you from the news in Vietnam but from another physio therapist living in Manchester - UK who is the son of one of my best friends from high school. When I first got stroke, he tried to reach out to see if I needed any help and through him, I got to know about you and your devotion & contribution for the lives of so many patients in Vietnam. Since then, I have had a chance to get to know you and other therapists in this department and have been well taken care of, physically and mentally.

I still remember my first day at this hospital....you did a thorough check up on me and laid out the best approach given my condition. I can't say enough how much I appreciate your work ethic and the love you give to this place. It is not only just your technical skills but also how you care about our mental status has helped us a lot in making good progress. Your eyes, smiles, facial expression and body language have swept away the language barrier to give us real motivation. It feels like you can feel our pain & frustration. You are always there, everyday, at your seat, watching out for us, for every patients....

It has been a month and a half, I can feel I am making good progress, enough to reinforce my belief in a day that I can walk again. Every morning, my wife takes me for a 'walk' in the garden to get some fresh air...and you were there on your motorbike waving at me...it caught me by surprise that you still recognized me among thousands of patients. I guess you know us all - your patients. I guess that is love - to your work and the people here.

I have spent 2 full sessions with you to learn how to walk across, walking up & down the stairs and you really made me more relaxed, reinforced my belief in recovery and lifted up my spirit. Still remember the first day coming here, my friend had to lift me up from the car to the wheelchair, now I am able to walk with the cane & some assistance.
I can now see the day I can really walk out of the hospital on my own legs and wave at you with my both hands (only one working now 😊) to thank all of you. If allowed, I would love to give all of you a big hug for what you have done for me, especially Virginia, who have seeded in me the belief on a brighter day, just like what you have done to so many patients.  I commit to be a good part of your program 'Nỗ lực để trở về', back to a beautiful life outside of the hospital walls.

When I was still working, I had tried to work hard to build a good corporate culture for my company. I see and really appreciate what Mr Anh and everyone have achieved here: clean and green environment, efficient management, friendly and warm manner from all doctors, nurses and even staffs. I haven't seen this in any other hospitals I've been.

Dear Virginia, allow me to say I think you chose the right place to devote your mission in life, a place where your can help your patients in a healthy, wholehearted environment like the Traditional Medicine hospital. Words have a limit to say how grateful I am to what I have received from all of you. I hope to still keep contact with you so that I can learn from you, not just as a patient, but as a person - to live a fullest life and be a good person. I wish you all the happiness and good health to continue your journey to help out with the healthcare environment in our country. I believe kindness has a superpower!

Sincerely,
Patient Ho Van Chinh

Da Nang, 20/10/2022.